Công ty Môi trường Việt Nam Xanh chuyên tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ và các hồ sơ môi trường khác cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Bắc Giang…
Hơn 10 năm kinh nghiệm thực hiện Tư vấn môi trường, Công ty Môi trường Việt Nam Xanh tự hào là một trong những công ty môi trường uy tín bậc nhất trong ngành. Với đội ngũ nhân viên gồm những Thạc sĩ, kỹ sư môi trường giàukinh nghiệm và chuyên sâu trong ngành tư vấn môi trường, quản lý môi trường, xử lý môi trường, chúng tôi luôn cam kết đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng qua việc thực hiện các loại hồ sơ sau:
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
- Lập đề án bảo vệ môi trường (đơn giản, chi tiết).
- Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường ( thay cho Cam kết bảo vệ môi trường.)
- Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; Báo cáo quản lý chất thải nguy hại.
- Giấy phép khai thác nước ngầm; Gia hạn nước ngầm.
- Xác nhận hoàn thành hồ sơ môi trường.
- Giấy phép xả thải.
- Đối tượng phải lập Báo cáo giám sát môi trường
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Nội dung chương trình giám sát môi trường
Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
III. Mô tả công việc khi lập Báo cáo giám sát môi trường:
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh.
- Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm. Đánh giá chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng.
- Nơi nộp Báo cáo giám sát môi trường
- Chi cục môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường);
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp Huyện (Quận ) nơi đặt cơ sở (đối với đối tượng phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường).
- Ban quản lý Khu công nghiệp (đối với đối tượng nằm trong Khu công nghiệp)
- Báo cáo giám sát môi trường tại thành phố Hà Nội
(ban hành kèm theo Công văn số 3105/TNMT – QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường)
Ngày 18/04/2008 Sở TNMT-Thành phố Hà Nội có ban hành công văn số 3105/TNMT-QLMT về việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ. Theo đó, việc lập Báo cáo giám sát môi trường được quy định cụ thể như sau:
- Về tần suất nộp Báo cáo giám sát môi trường:
- – Các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.
- – Các cơ sỏ không thuộc hai đối tượng nêu trên phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 06 tháng/lần (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).
- Về tần suất quan trắc, đo đạt:
- – Theo dõi lưu lượng/ khối lượng/ tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.
- – Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất)- nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.
- Thời điểm nộp báo cáo:
- – Nộp trước ngày 15/06 và 15/12 hằng năm.
- Báo cáo giám sát môi trường tại Bình Dương
(ban hành kèm theo Công văn 4228/CCBVMT-KS về việc hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường cho doanh nghiệp)
Ngày 24 tháng 09 năm 2013, Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bình Dương có ban hành công văn số 4228/CCBVMT-KS về việc hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường cho các doanh nghiệp.
Theo đó, việc lập Báo cáo giám sát môi trường được quy định cụ thể như sau:
- Về tần suất lập Báo cáo giám sát môi trường gửi về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:
- a) Đối với chủ đầu tư các khu/cụm công nghiệp: định kỳ tổng hợp và gửi Báo cáo giám sát về cơ quan quản lý nhà nước với tần suất là 02 lần/năm;
- b) Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong và ngoài khu/cụm công nghiệp: định kỳ tổng hợp và gửi báo cáo giám sát môi trường về cơ quan quản lý nhà nước với tần suất tối thiểu 01 lần/năm.
- Về tần suất quan trắc, đo đạc, đánh giá hiện trạng môi trường:
- a) Giám sát chất thải: giám sát, đo đạc các nguồn thải/lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam với tần suất 03 tháng/lần.
- b) Giám sát môi trường xung quanh: với tần suất định kỳ 06 tháng/lần.
- Thời điểm nộp Báo cáo giám sát môi trường:
- a) Đối với chủ đầu tư các khu/cụm công nghiệp theo quy định
- – Thời gian nộp báo cáo lần 1: vào tháng 07 hàng năm
- – Thời gian nộp báo cáo lần 2: vào tháng 03 của năm sau.
- b) Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong và ngoài khu/cụm công nghiệp: thời gian nộp báo cáo định kỳ vào tháng 3 của năm sau.